Cách đây vài hôm tớ đã có bài viết 11 Câu Hỏi Thường Gặp Về Kem Chống Nắng, trong đó tớ vẫn nợ các bạn một câu hỏi: “Nên chọn kem chống nắng nào giữa vô vàn nhãn hiệu chủng loại trên thị trường?”. Và hôm nay tớ sẽ trả lời câu hỏi đó. Để chọn được loại kem chống nắng tốt nhất và phù hợp nhất với mình, bạn cần chú ý đến những vấn đề sau:

1. Quan tâm đến chỉ số SPF và PA

SPF (Sun Protection Factor) đo khả năng chống tia UVB, SPF càng cao thì thời gian ở dưới nắng càng lâu. Mỗi SPF bảo vệ da được khoảng 10 phút. Để biết kem chống nắng hiệu quả trong bao lâu, bạn lấy chỉ số SPF nhân với 10 (Ví dụ SPF 20 = 20 x 10 = 200 phút = 3h20phút). Tuy nhiên không phải SPF càng cao càng tốt, nguyên nhân tại sao Hannah đã giải thích rất rõ ràng trong bài trước, các bạn vui lòng đọc lại nhé

PA (Protection Grade of UVA) đo khả năng chống tia UVA. Có 3 mức độ là PA+, PA++, PA+++ tương ứng với mức độ chống tia UVA yếu (4h), vừa (8h) và mạnh (12h).

spfBạn nên chọn loại kem chống nắng có cả 2 chỉ số SPF và PA để được bảo vệ một cách tốt nhất. Tất cả các loại kem chống nắng đều chống được UVB, nhưng không phải loại nào cũng chống được UVA. Các sản phẩm chống nắng bảo vệ da khỏi cả 2 tia UVA và UVB trên bao bì thường ghi như sau:

  • SPF… PA… (Ví dụ SPF50 PA+++)
  • UVA/UVB hoặc UV A/B, thậm chí nếu là UV A/B/C thì quá tuyệt
  • Broad Spectrum hoặc Full Spectrum (phổ rộng)

Còn nếu sản phẩm ghi mỗi chỉ số SPF nghĩa là chỉ chống được UVB thôi nhé, tất nhiên là không sao, vẫn dùng được, tuy nhiên sẽ không bảo vệ da một cách trọn vẹn được thôi.

2. Quan tâm đến tính chất của kem chống nắng

Kem chống nắng được chia làm hai loại : Kem chống nắng vật líkem chống nắng hoá học.

Trước đây chúng ta có thể nhận biết qua tên, kem chống nắng vật lý là Sunblock, Kem chống nắng hóa học là Sunscreen. Nhưng giờ thì có thêm nhiều tên gọi quá (sun cream, sun gel, sun milk, sun matte,…) nên chúng ta cần phải đọc thêm cả thành phần để nhận biết.

2.1. Kem chống nắng vật lý

Nguyên lý hoạt động: tạo lớp màng chắn bảo vệ giúp ngăn chặn, phát tán và phản xạ tia UV, khiến chúng không thể xuyên qua da được. Kem nằm trên bề mặt da như một lớp áo, một bức tường có khả năng phản xạ lại tia cực tím. Thành phần chính của KCNVL là là Zinc oxideTitanium dioxide.

  • Ưu điểm: Rất lành cho da, ít gây kích ứng và bền vững dưới nắng.
  • Nhược điểm: Vì tạo một lớp màng bảo vệ nên nó sẽ để lại trên mặt bạn một lớp trắng xoá như chú hề, để lâu gây cảm giác hơi bí và dễ gây bóng nhờn. Hiện nay với công nghệ mỹ phẩm hiện đại, các loại kem chống nắng thế hệ mới có thành phần cấu tạo từ vi hạt đã phần nào cải thiện được yếu điểm trên, lớp kem chống nắng không còn trắng xóa mà chỉ còn lại một màng trắng mỏng. Với ai có trang điểm thì có thể che đi bằng kem nền phấn phủ nên không đáng lo ngại. Nhưng bạn nào mà không trang điểm, da lại hơi ngăm thì kem chống nắng vật lý sẽ khiến mặt bạn có màu kỳ cục lắm đó.

2.2. Kem chống nắng hoá học

Nguyên lý hoạt động: hoạt động như một màng lọc hóa học, bằng cách hấp thu và thẩm thấu các tia UV, chúng sẽ tự xử lí và phân hủy, phóng thích tia UV trước khi các tia này có thể làm tổn hại đến da . Thành phần chính của nó là: avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone… nhưng bạn chẳng cần nhớ đâu. Cách đơn giản nhất để nhận biết đó là nhìn xem trong thành phần có Zinc OxideTitanium Dioxide không, nếu có thì đó là kem chống nắng vật lý, không có thì là kem chống nắng hóa học.

  • Ưu điểm: thấm nhanh vào da, không làm da bạn bóng dầu và trắng xóa.
  • Nhược điểm: không bền vững dưới nắng nên sau 2h thì bạn nên bôi lại, và phải chờ 15-20 phút để kem ngấm vào da trước khi ra nắng.

Physical-vs-chemical-sunscreen

Và bây giờ sẽ đến phần đau đầu nhưng lại quan trọng nhất

3. Cách chọn kem chống nắng tốt nhất phù hợp với làn da của bạn

3.1. Kem chống nắng cho da nhạy cảm

Một trong những kỹ năng cần thiết đó là nên biết qua một số thành phần quan trọng trong mỹ phẩm. Nếu bạn sở hữu làn da nhạy cảm thì thành phần bạn cần tránh xa đó là oxybenzone và PABA, tức là nên nói không với kem chống nắng hóa học. Thông thường các loại kem chống nắng vật lý thường rất ít khi chứa các thành phần gây kích ứng da, và đó sẽ là lựa chọn thích hợp dành cho bạn.

3.2. Kem chống nắng cho da khô

Đối với da khô, việc chọn kem chống nắng có chứa chất dưỡng ẩm cho da là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, da khô dễ bị lão hóa và nhăn nheo sau khi phơi nắng nên dù bạn có sử dụng kem chống nắng chứa chất dưỡng da thì vẫn nên thoa thêm kem dưỡng trước khi dùng kem chống nắng.

3.3. Kem chống nắng cho da dầu (da nhờn)

Da dầu mà phải chịu lớp kem dày bám trên mặt thì sẽ nhớp nháp khó chịu vô cùng, chưa kể nếu lớp kem vốn có màu trắng hơn da, lúc bị hòa vào dầu rồi loang lổ không đều màu mới thật là thảm họa. Bạn nên chọn các loại kem chống nắng có chứa từ “No Sebum” (không gây nhờn) hoặc “Oil Free” (không dầu) trên bao bì, hoặc các loại kem chống nắng dạng gel, nước hoặc dạng xịt để tránh gây bí da. Nếu bạn không có vấn đề về mụn hoặc da quá nhạy cảm thì kem chống nắng hóa học với kết cấu mỏng nhẹ và khả năng thấm hút nhanh là sự lựa chọn phù hợp với bạn.

cách bôi kem chống nắng

* Gợi ý 1 số loại kem chống nắng cho da dầu:

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài review 10 loại kem chống nắng cho da dầu theo từng tình trạng da nữa nhé.

3.4. Kem chống nắng cho da mụn

Rất khó để chọn đúng được loại kem chống nắng thích hợp cho da mụn bởi loại da này luôn cần tránh tối đa sự viêm nhiễm và bít lỗ chân lông.

Bạn cần chọn kem chống nắng có viết trên nhãn là “Non-Comedogenic” (không gây bít lỗ chân lông), tránh xa khỏi các loại kem chứa chất dẫn xuất, mùi hương, oxybenzone, cồn và PABA (tức là kem chống nắng hóa học). Ngoài ra cũng không nên dùng những loại kem nhờn, bóng, dạng gel mà thay vào đó là kết cấu kem nhẹ và không chưa dầu

Với da mụn và dễ bị bít lỗ chân lông thì kem chống nắng vật lý (chứa zinc oxide và titanium oxide) là sự lựa chọn tốt hơn hẳn kem chống nắng hóa học.

* Vì kem chống nắng cho da mụn nên thận trọng không được chọn linh tinh nên tớ sẽ đưa ra một số gợi ý cho các bạn luôn nhé:

3.5. Kem chống nắng khi đi bơi

Khi tiếp xúc với nước thì hiển nhiên bạn phải cần những loại kem chống nắng chống nước rồi. Đó là những loại có đề “Water Resistant” hoặc “Water Proof” trên bao bì. Những loại này có thể chống được tối đa khoảng 40’ đến 1h và sau đó bạn cần thoa lại để đạt hiệu quả chống nắng tốt nhất.

3.6. Kem chống nắng khi trang điểm

Nếu hay trang điểm thì bạn nên chọn kem chống nắng vật lý hoặc vật lý lai hoá học để khỏi phải bôi lại sau 2h, bôi lại kem chống nắng lên trên lớp trang điểm thì trông rất kỳ cục, mà bạn cũng không thể cứ 2h lại tẩy trang để bôi KCN rồi lại makeup được. Nếu da bạn đổ dầu và bạn lo lắng giảm tác dụng của kem chống nắng thì dùng giấy thấm dầu rồi phủ lại phấn có SPF15-20 là đủ. Hiện giờ đa số các loại phấn phủ đều có SPF nằm trong khoảng đấy. Còn nếu da bạn ko đổ dầu và không có quá nhiều mồ hôi thì cứ để yên vậy thôi.

Nếu bạn không hoặc ít trang điểm, da có dầu và ghét cảm giác nhờn bí thì có thể chọn kem chống nắng hóa học. Nhưng bạn phải luôn nhớ bôi lại kem sau 2-3h nếu ở ngoài nắng lâu. Còn nếu bạn ngồi phòng mát điều hòa, không đổ mồ hôi hay tiếp xúc với nước thì OK, có thể bôi lại sau 4h. Trước khi bôi lại thì rửa sơ qua mặt, thấm khô bớt rồi mới bôi nhé.

kem chống nắng khi trang điểm

Đối với cá nhân tớ, tớ ghét cảm giác da bị bí bách vào mùa hè nên hay dùng kem chống nắng hóa học, còn mùa đông dùng kem chống nắng vật lý, tuy nhiên phải thừa nhận một điều là dùng kem chống nắng vật lý thì an toàn và bền vững hơn hẳn.

Vào mùa hè tớ thường dùng Omi Sun Bears Strong Cool Plus và La Roche- Posay Anthelios XL Anti-Shine Dry Touch Gel Cream vì chúng đều cho lớp finish rất khô thoáng, không gây dầu nhờn.

Với những hôm đi chơi ngoài trời lâu hoặc đi biển thì tớ kem chống nắng vật lý. 2 loại tớ chống thấm nước và lâu trôi tớ hay dùng là A’pieu Pure Block Natural Sun Cream Waterproof và Innisfree Waterproof Perfect Sunblock.

Còn vào mùa đông tớ thích dùng Innisfree Eco Safety Daily SPF35 Skin&Lab Dr.Vita Clinic Fre-C Sun Protector và EltaMD UV Pure Broad-Spectrum SPF47 bởi chúng có 1 độ ẩm nhất định, giữ cho da không bị khô nẻ.

 Mong là sau bài viết này, các bạn sẽ chọn được loại kem chống nắng phù hợp với làn da và nhu cầu của mình. Nếu có kinh nghiệm về bất kỳ loại kem chống nắng nào thì nhớ chia sẻ cho tớ với ^^~. Lời cuối, dù làn da bạn thuộc loại gì, thường – khô- nhờn – hỗn hợp – nhạy cảm, đen hay trắng thì cũng vẫn luôn phải nhớ bôi kem chống nắng trước khi ra đường. Tặng bạn video “How The Sun Sees You” này để bạn có thêm động lực chăm chỉ thoa kem chống nắng. Đây chính là video khiến tớ thay đổi hoàn toàn suy nghĩ  việc bôi kem chống nắng đó.

5/5 (3 Reviews)